Danh Sách Sức Khỏe
Top 9 Thói quen gây hại nhất cho sức khoẻ của thận
Phụ Lục Bài Viết
Thuốc giảm đau
Nhiều người tìm tới thuốc giảm đau khi bị đau bụng kinh, đau đầu, sự mệt mỏi do stress,… Thuốc giảm đau gây độc cho thận gồm các loại ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của thận và một số thuốc do khả năng đào thải kém gây lắng đọng ảnh hưởng tới sự hoạt động của thận.
Một số thuốc cần lưu ý khi sử dụng:
- Dùng quá liều lượng là paracetamol,…) có thể gây suy thận cấp. Loại thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol chỉ có thể gây suy thận cấp khi dùng liều rất cao (15 g/ngày) hoặc liều tương đối cao và kéo dài liên tục nhiều ngày (thường gặp ở người đau đầu kéo dài và lạm dụng không theo chỉ định, tư vấn của bác sĩ)
- Một số thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid (NSAID) không có cấu trúc steroids thế hệ cũ (meloxicam, diclofenac,…) có tác dụng không mong muốn là làm giảm lưu lượng máu đến thận, do đó sẽ làm giảm chức năng lọc của thận.
Do đó, khi sử dụng thuốc giảm đau, bạn cần tham khảo kĩ lưỡng sự tư vấn của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng không tốt tới thận cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.
Ăn nhiều thực phẩm chứa protein
Protein (chất đạm) là nhóm chất dinh dưỡng quan trọng, không thể thiếu với sự phát triển của cơ thể. Sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá đạm đó là các chất nito, ure, axit uric – những chất làm tăng lượng axit uric trong máu, khiến độ pH tăng lên. Khi đó cơ thể phải huy động canxi từ xương để tạo thành photphat canxi, nó có tác dụng kiềm hóa và duy trì độ pH được duy trì ở mức ổn định. Bởi vậy vì canxi bị lấy từ xương ra nhiều như thế sẽ gây xốp xương, loãng xương. Đồng thời khi canxi được lấy để cân bằng độ toan kiềm trong máu thì chúng sẽ được đào thải qua thận, khiến quá trình đó diễn ra lâu dài dẫn tới việc lắng đọng ở thận. Với người có chức năng thận kém, khả năng đào thải canxi càng kém càng dễ bị lắng đọng sỏi thận.
Những người có nguy cơ thừa ăn dư thừa lượng protein cần thiết:
- Người tập thể hình để tăng cơ bắp. Những người này ngoài cách lấy protein từ thịt, họ còn uống thêm các sản phẩm tăng cường đạm.
- Người giảm cân: vì phải kiêng tinh bột cũng như chất béo nên họ buộc phải dùng chất đạm để duy trì năng lượng cho cơ thể.
- Người có sự mất cân đối trong việc cung cấp rau và thịt cho cơ thể. Đây là những người cực ghét ăn rau nhưng lại rất nghiện thịt.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của đạm trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc cung cấp một lượng đạm như thế nào là hợp lý lại phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, loại hình lao động. Vì vậy mà chúng ta cần xem xét thời điểm để bổ sung hợp lý hàm lượng protein cho cơ thể.
Đồ uống có cồn
Uống rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi. Nguyên nhân là do thận lọc và thải chất độc ra khỏi máu còn các đồ uống có cồn lại làm giảm khả năng này của thận. Ngoài ra, uống rượu dễ dẫ tới tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận, từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh về thận. Ngoài ra, sự cân bằng điện giải và các kích thích tố ảnh hưởng đến chức năng thận cũng bị xáo trộn do tiêu thụ quá nhiều chất cồn.
Mặt khác, uống nhiều rượu làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận.
Người Việt, nhất là nam giới thường uống rất nhiều rượu khi gặp bạn bè, tiệc tùng,… Uống nhiều rượu thì rất khó cai rượu, thậm chí nhiều người mắc hội chứng nghiện rượu, lúc nào cũng có cảm giác thèm rượu, uống rượu thay cơm và uống như nước lã. Từ bỏ thói quen xấu này sẽ cải thiện rất nhiều tình trạng sức khỏe của thận.
Ăn mặn
Có lẽ thói quen xấu đầu tiên cần kể đến đó chính là việc ăn mặn. Khi nạp quá nhiều lượng muối dư thừa vào cơ thể, bạn luôn có cảm giác rất khát nước, và tất nhiên, vì lẽ đó mà bạn đã vô tình nạp rất nhiều nước vào cơ thể. Do đó, mà tuần hoàn hoàn máu tăng đến cầu thân buộc thân phải hoạt động nhiều hơn. Nếu tình trạng này cứ kéo dài liên tục sẽ dẫn đến suy thận. Mặt khác, muối còn một trong các nguyên nhân gay ra bệnh sỏi thận.
Lượng muối an toàn cho người trưởng thành rơi vào khoảng 1.500 mg/ngày.
Điều duy nhất bạn cần đó là cắt giảm nguồn cung cấp muối vào cơ thể như nước mắm, nước sốt pha để chấm, giảm lượng muối trong quá trình chế biến thức ăn,…
Đối với trẻ em thì hãy tập cho trẻ thói quen ăn nhạt ngay từ khi khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng cách nấu nhạt bột ăn của trẻ.
Nước ngọt có gas
Trong nước ngọt có ga luôn có đại lượng chất khoáng, chất phụ gia, chất màu, chất bảo quản… những chất này vào cơ thể gây tổn hại cho thận, đồng thời sẽ tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Một số chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thận trong nước ngọt có ga:
- Chất phốt phát – chất góp phần gây nên sỏi thận.
- Đường fructose – làm gia tăng sự nhạy cảm của thận với angiotensin II – một protein điều chỉnh sự cân bằng muối. Điều này có nghĩa là muối được tái hấp thu vào thận, dẫn đến bệnh suy thận
Uống quá nhiều cafe
Huyết áp là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của thận. Cũng giống như muối, cà phê có thể làm tăng huyết áp từ đó tạo thêm sức ép nên thận.
Một ngày, khi cơ thể nạp quá nhiều cà phê, theo thời gian sự tiêu thụ cà phê quá mức có thể gây tổn hại vĩnh viễn cho thận.
Vì vậy, thay vì tìm tới cafe để đuổi cơn buồn ngủ, bạn nên sử dụng các biện pháp thay thế khác tốt cho sức khỏe như tập thể dục nhẹ nhàng, mát-xa mắt, nghe nhạc hay chơi một ván game…
Nhịn tiểu
Nhịn tiểu là một thói quen không tốt cho sức khỏe, gây nguy hại cho thận của con người. Nước tiểu chứa trong bàng quang nằm tại khu vực xương chậu. Khi nhịn tiểu khiến lượng chất độc lắng đọng nhiều hơn trong bàng quang. Nguy hại hơn, người có thói quen nhịn tiểu có thể mắc các bệnh như bị đau khi đi tiểu, tiểu nhiều, sốt, ớn lạnh. Các bệnh này xuất hiện do sự hoạt động của thận bị kém đi. Vì vậy, mỗi khi cảm giác đầy, tức ở khu vực bàng quang thì cần đi tiểu ngay, không nên nhịn để tránh gây ra bệnh về thận.
Uống viên C sủi
Vitamin C có vai trò rất quan trọng trong cơ thể trong việc tăng cường sức đề kháng và thải độc cho cơ thể. Vì thế mà thay vì uống loại nước ép hoa quả tươi giàu vitamin C thì nhiều người lại chọn giải pháp pha viên C sủi để uống. Tuy nhiên, việc duy trì nạp vitamin C theo con đường này sẽ khiến bạn nhanh bị sỏi thận hơn vì một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường nước tiểu dưới dạng oxalat, một trong những thành phần chính của sỏi thận.
Một số viên sủi vitamin C khuyến cáo không nên dùng thường xuyên:
- Viên sủi UPSA C ngoài l1.000 mg vitamin C còn có 283 mg muối ăn, được hình thành sau phản ứng sủi bọt, nên không dùng cho người suy thận, những người kiêng ăn muối (tăng huyết áp).
- Viên UPSA C calcium có 500 mg muối khoáng kali nên không được dùng cho người bị canxi cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi, hay bị bệnh sỏi thận.
Áp lực lớn làm huyết áp tăng
Tình trạng tăng huyết áp cao và kéo dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận. Huyết áp tăng cao đột ngột sẽ phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn.
Bệnh cao huyết áp đã trở thành một nguy cơ của xã hội hiện đại. Một bộ phận không nhỏ do áp lực quá lớn trong công việc và cuộc sống đã gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Để tránh việc này, bạn nên đi kiểm tra huyết áp định kỳ, tập thói quen đi ngủ sớm, không thức khuya làm việc, không để cơ thể phải chịu những áp lực quá sức gây tăng huyết áp.