Danh Sách Sức Khỏe
Top 9 Bệnh cần được tiêm phòng ở người lớn
Phụ Lục Bài Viết
Thủy đậu
Bệnh thủy đậu lây theo đường hô hấp, thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính. Căn bệnh này có thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng lâm sàng như sốt, phát ban và xuất hiện mụn nước trên bề mặt da; các nốt ban mọc thành nhiều đợt, gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau Với khả năng lây lan rất nhanh và nguy cơ hình thành đại dịch và để lại các dẫn đến các biến chứng như viêm thận, viêm phổi, viêm khớp, viêm não,…nên bệnh thủy đậu cần được tiêm phòng ở người. Loại Vaccine phòng ngừa bệnh thủy đậu được điều chế từ virus sống giảm độc lực mang lại hiệu quả từ 85-95%.
Uốn ván
Bệnh uốn ván là bệnh do một loại trực khuẩn gram có tên khoa học là Clostridum Tetani gây ra, căn bệnh này xuất hiện do vết thương bị nhiễm các nha bào uốn ván. Bệnh uốn ván dẫn đến suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa, chấn thương,…thậm chí tử vong cho người mắc phải. Tiêm vaccine uốn ván được sản xuất từ vi khuẩn sống giảm độc lực chính là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh do nhiễm HPV
HPV(Human Papilloma Virus) chỉ xuất hiện ở những người đã từng quan hệ tình dục – con đường lây truyền chính vì thế việc tiêm phòng HPV để phòng ngừa các bệnh như sùi mào gà, nhiễm trùng đường tiết niệu đặc biệt là căn bệnh ung thư cổ tử cung. Vaccin HPV có thể phòng chống hầu hết những mụn cóc ở cả nam giới và nữ giới. Nên tiêm phòng vaccine HPV sớm cho trẻ em từ 9 tuổi, đặc biệt là những ai chưa quan hệ tình dục.
Viêm màng não mủ
Viêm màng não mủ là trạng thái viêm mủ ở màng não dẫn đến các triệu chứng lâm sàng như đau đầu, cứng gáy, sợ ánh sáng, nôn ói,… và khiến số lượng bạch cầu trong dịch não tủy tăng lên. Việc điều trị viêm màng não mủ khá phức tạp do thuốc phải mất thời gian và trải qua nhiều ngăn cách mới ngấm được qua hàng rào máu não. Chính vì thế với căn bệnh khó chịu này thì phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Việc tiêm phòng vaccine viêm màng não mủ chủ yếu nhắm vào 3 loại vi khuẩn gây bệnh là não mô cầu, phế cầu, Haemophilus Influenzae.
Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản do virus viêm não Nhật Bản gây ra, căn bệnh này thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường máu. Triệu chứng lâm sàng của bệnh là hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng kết hợp với sự phát triển của viêm não tủy thể nặng gây ra tỷ lệ tử vong rất cao. Căn bệnh này cần được tiêm phòng ở người lớn và cả trẻ nhỏ. Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản gồm 3 liều tiêm ngừa.
Viêm phổi
Hiện nay bệnh viêm phổi gây ảnh hưởng đến khoảng 450 triệu người trên thế giới. Căn bệnh này có thể gây tử vong ở mọi độ tuổi (trong đó lớn nhất là trẻ dưới 5 tuổi và người trên 75 tuổi) với số ca tử vong mỗi năm lên tới 4 triệu người/năm chiếm 7% dân số thế giới đặc biệt ở các nước thu nhập thấp. Tiêm chủng chính là biện pháp chủ động tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm phổi. Hiện nay ở nước ta chỉ có một loại vaccine phòng ngừa viêm phế cầu dành cho đối tượng từ 2 tuổi trở lên và phải tiêm định kỳ 3 năm/lần.
Quai bị
Bệnh quai bị nằm trong nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu virus trong họ Paramyxoviridae gây nên. Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh quai bị là sốt kèm theo sưng, đau ở một hoặc nhiều tuyến nước bọt đặc biệt tuyến nước bọt mang tai, thi thoảng xuất hiện ở ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm. Hơn 80% trường hợp bệnh quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, phổ biến nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng không nằm ngoài nguy cơ mắc bệnh nếu không được tiêm phòng trước đó. Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị, loại vắc xin phòng bệnh quai bị là sự kết hợp với phòng sởi và rubella (Trimovax, MMR).
Cảm cúm
Bệnh cảm cúm do virus cảm cúm gây nên, đây là một bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp. Cảm cúm có khả năng lây lan rất nhanh và dễ phát triển thành dịch bệnh dẫn đến những biến chứng nặng ở phổi, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh khó hồi phục nên cần phải tiêm phòng kịp thời. Trẻ em và người trên độ tuổi 50, những người bị bệnh tiểu đường, nghiện rượu hoặc suy giảm miễn dịch là nhóm đối tượng phổ biến nhất của bệnh cúm. Loại vaccine phòng bệnh này cho hiệu quả từ 70 – 90% và hầu như không có tác dụng phụ.
Viêm gan siêu vi B
Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh viêm gan siêu vi B ở Việt Nam rất cao từ 18 – 20% nên căn bệnh này cần được tiêm phòng ở người lớn. Không chỉ vậy, căn bệnh này rất dễ lây lan qua đường máu, đường tình dục hoặc từ mẹ truyền sang con nên không thể chủ quan. Viêm gan siêu vi B có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Việc tiêm phòng căn bệnh này được thực hiện qua 5 mũi tiêm sẽ tạo được sức đề kháng của cơ thể với mầm bệnh trong nhiều năm.