Danh Sách Sức Khỏe

Top 9 Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường bạn cần đề phòng

Thiếu hụt Insulin

Insulin là loại hormone duy nhất trong cơ thể có khả năng làm giảm lượng glucose trong máu. Insulin được tổng hợp bằng bộ máy tổng hợp protein tế bào diễn ra tại tế bào beta ở tuỵ. Khi các proinsulin được tuyến tụy sản xuất ra thì 5/6 trong số đó sẽ biến đổi thành insulin. Sau khi nạp các thức ăn chứa tinh bột và đường vào cơ thể, glucose có trong máu sẽ tăng lên từ đó kích thích tuỵ sản xuất ra insulin. Các Insulin tác động trực tiếp đến việc tiêu hao và dự trữ glucose bởi gan, cơ và các mô mỡ. Nếu hàm lượng glucose nhiều sẽ được dự trữ ở trong gan dưới dạng các glycogen. Nếu lượng glucose trong máu giảm sẽ khiến cơ thể mệt, cảm thấy đói thì cơ chế tự dùng glycogen để chuyển hóa thành glucose cho cơ thể nhằm giữ lượng đường huyết ổn định. Chính vì vậy, insulin có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ổn định đường huyết, thiếu insulin là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường.

Di truyền

Hiện nay bệnh tiểu đường được phân thành 2 loại là: bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường type 2. Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu các loại bệnh di truyền đã chỉ ra rằng những ai sinh ra trong gia đình có cả cha và mẹ cùng mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh lên đến 75%, còn trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị căn bệnh này thấp hơn chỉ ở khoảng 15%.

Trứng

Mặc dù trứng rất bổ dưỡng và dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn nhưng trứng lại rất giàu protein, cholesterol và các loại chất béo bão hòa khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường  tăng lên do các chất béo sẽ gây ra tình trạng rối loạn và khó kiểm soát lượng đường có trong máu, làm tích tụ mỡ vào các cơ quan nội tạng và nhiều các bộ phận khác trên cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu mỗi ngày ăn 1 quả trứng thì sẽ tăng  60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Thức ăn nhanh

Đa phần các loại thức ăn nhanh đều được chế biến theo hình thức chiên ngập trong dầu và chiên đi chiên lại nhiều lần. Các loại dầu tái sử dụng có sản sinh ra một hoạt chất là glycerol – thủ phạm của khá nhiều bệnh ung thư tiêu biểu là ung thư gan và tạo ra thành phần hóa học MDA – tiền tố chính để tạo ra polymer. Khi MDA phản ứng với các protein có trong cơ thể sẽ làm biến đổi cấu trúc của các phân tử protein làm các tế bào bị đột biến. Không những vậy, thức ăn nhanh còn có hàm lượng cholesterol rất cao gây tích tụ mỡ và dư thừa năng lượng gây tình trạng béo phì dẫn tới bệnh tiểu đường.

Gạo trắng

Gạo trắng có chứa hàm lượng tinh bột và đường rất cao nên đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường mà ít ai để ý tới. Đặc trưng văn hóa của người châu Á chúng là ăn cơm trong các bữa chính nên nguy cơ bị bệnh tiểu đường sẽ cao hơn các châu lục khác. Ăn gạo trắng hàng ngày, sẽ khiến bạn dễ bị mắc bệnh tiểu đường type 2 (nguy cơ mắc bệnh là 17%). Chính vì thế, bạn hãy dùng gạo lức – loại gạo có hàm lượng đường và tinh bột ít hơn nhiều gạo trắng để thay thế trong các bữa ăn hàng ngày rất tốt cho những người bị tiểu đường hay thừa cân béo phì.

Thịt giàu chất béo

Đây cũng là một nguyên nhân gián tiếp gây bệnh tiểu đường. Thịt heo, thịt cừu, thịt bò và các loại thịt nguội có hàm lượng các chất dinh dưỡng và chất béo khá cao. Những chất béo này khi nạp quá nhiều vào cơ thể không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng đường trong máu mà còn tăng hàm lượng cholesterol gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là những người đã bị bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị biến chứng rất cao. Hãy thiết lập chết độ dinh dưỡng lành mạnh bằng các loại thịt chứa ít chất béo như cá, thịt gà.

Lười vận động

Béo phì là một nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Thói quen lười di chuyển, vận động sẽ tác động xấu đến việc hình thành các năng lượng dư thừa trong cơ thể, dẫn đến các bất thường ở tuyến tụy và quá trình sản xuất insulin tương tự bệnh béo phì. Không chỉ vậy,  lười vận động còn khiến cho sức khỏe kém và sa sút, sức đề yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, độc tố, mầm bệnh tấn công vào các tế bào có thể phá hủy các tế bào beta ở tuyến tụy.

Béo phì

Béo phì luôn khiến cơ thể có xu hướng ít vận động nhưng ăn rất nhiều từ đó dẫn đến tình trạng dư thừa Calo, mà mất cân bằng Calo trong cơ thể chính là nguyên dân dẫn tới việc kháng insulin. Vì khi chúng ta nạp quá nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể nhưng không các cơ không được vận động hợp lý để tiêu hao đi phần năng lượng dư thừa đó sẽ khiến tuyến tụy phải sản xuất ra nhiều insulin hơn nhằm tiêu hao và dự trữ glucose, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài làm tuyến tụy bị suy yếu đi và mất dần khả năng sản xuất insulin ổn định từ đó gây ra bệnh tiểu đường.

Tuyến tụy bị suy yếu hay nhiễm độc

Như đã đề cập ở trên, tuyến tụy là cơ quan chính đêt sản xuất ra insulin. Nếu tuyến tụy gặp bất kì khác thường nào như suy yếu hoặc bị nhiễm độc thì lượng insulin được tiết ra sẽ ít dần đi hoặc có thể bị ngừng sản xuất. Đa phần các trường hợp tuyến tụy bị suy yếu và nhiễm độc là do bị các tế bào bạch cầu ở trong hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào beta hoặc tuyến tụy bị nhiễm độc trực tiếp từ môi trường bên ngoài thông qua các loại thực phẩm, các loại vi khuẩn hay độc tố. Bông cải xanh, khoai lang, tỏi, sữa chua được xem là những thực phẩm vàng giúp tuyến tụy phục hồi.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Close