Bệnh Tim Mạch
Bệnh Tim Mạch Là Gì?
Bệnh tim mạch là bệnh liên quan trực tiếp đến sức khỏe của các thành mạch máu và tim. Bệnh tim mạch là nhóm các bệnh và thường được đề cập đến đó là các bệnh liên quan về tắc nghẽn mạch máu vì hẹp, chính vì thế làm tăng áp lực của tim dẫn đến một cơn đau tim, đau thắc ngực, đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh ngay tức khắc. Không chỉ những vấn đề trên mà còn liên quan đến các vấn đề khác về tim, cụ thể như những người có ảnh hưởng đến cơ bắp, vấn đề rối loạn về nhịp tim, van tim. Đây cũng là một dạnh của bệnh tim mạch.
Một số các bệnh tim mạch phổ biến, thường gặp.
Bệnh động mạch vành là gì?
Bệnh tim mạch vành (BTMV) là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Các tên gọi khác của bênh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp hay là lên tăng-xông, từ chữ Hypertension trong tiếng Pháp) là một bệnhmạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu (systolic) và huyết áp tâm trương (diastolic), dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch. Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của huyết áp. Huyết áp lúc nghỉ thông thường nằm trong khoảng 100-140mmHg huyết áp tâm thu và 60-90mmHg huyết áp tâm trương. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi đo huyết áp của bệnh nhân thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.
Tăng huyết áp được phân loại thành tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát. “Tăng huyết áp nguyên phát” chiếm 90–95% số ca tăng huyết áp, dùng để chỉ các trường hợp không xác định được bệnh nguyên gây tăng huyết áp rõ ràng (vô căn). Khoảng 5–10% số ca còn lại (tăng huyết áp thứ phát) có nguyên nhân là một số bệnh tác động lên thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết.
Tăng huyết áp gây nhiều áp lực cho tim, có khả năng dẫn đến bệnh tim do tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong: tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên. Ăn kiêng và thay đổi lối sống có thể cải thiện tình trạng huyết áp và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng, mặc dù vậy vẫn có thể cần điều trị kèm bằng thuốc ở những ca mà các biện pháp thay đổi lối sống không có tác dụng hoặc không giảm được đến huyết áp mục tiêu.
Đau thắt ngực là gì?
Đau thắt ngực là một triệu chứng hay bệnh với biểu hiện là cảm giác đau ở giữa ngực thường là do tắc ngẽn lưu thông mạch máu gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim hoặc do sự co thắt của động mạch vàn Trong khi cơn đau thắt ngực có thể xuất phát từ thiếu máu, loạn nhịp tim và suy tim, nguyên nhân chính của nó là bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến các động mạch nuôi dưỡng tim.Thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Latin angere(“bóp nghẹt”) và pectus(“ngực”), và do đó có thể được dịch là “một cảm giác bóp nghẹt trong lồng ngực”.
Có một mối quan hệ lỏng lẻo giữa mức độ nghiêm trọng của cơn đau và mức độ thiếu ôxy ở cơ tim (ví dụ, có thể có cơn đau nghiêm trọng với ít hoặc không có nguy cơ nhồi máu cơ tim và nhồi máu cơ tim có thể xảy ra mà không đau.Trong một số trường hợp, đau thắt ngực có thể khá nặng, trong những năm đầu thế kỷ 20 này đã được biết đến là một tín hiệu của sắp chết. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị y tế hiện tại, triển vọng đã được cải thiện đáng kể. Những người có độ tuổi trung bình 62, những người có độ nghiêm trọng của đau thắt ngực II, III và I có tỷ lệ tử vong 5 năm khoảng 8%.
Bệnh Tim Là Gì?
Bệnh tim là một thuật ngữ chung chỉ các loại bệnh khác nhau liên quan đến tim. Đến năm 2007, bệnh này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các ca tử vong ở Hoa Kỳ Anh, Canada và Wales chiếm 25,4% trong tổng số các ca tử vong ở Hoa Kỳ.
Ngừng Tim Là Gì?
Ngừng tim còn gọi là ngừng tim phổi hoặc ngừng tuần hoàn là chấm dứt sự lưu thông bình thường của máu do tim ngừng đập. Hiện tượng cơ tim ngừng co bóp kéo dài ít nhất 60 giây làm cho tuần hoàn bị tê liệt. Ngừng hô hấp bắt đầu khoảng 20 – 60 giây sau ngừng tim.
Do hệ tuần hoàn ngừng hoạt động dẫn đến ngừng cung cấp oxy cho cơ thể. Thiếu oxy lên não gây ra mất ý thức, sau đó dẫn đến hô hấp bất thường hoặc ngừng thở. Nếu ngừng tim không được điều trị trong hơn năm phút có thể dẫn đến tổn thương não.[2][3][4] Cơ hội duy nhất để bệnh nhân sống sót và phục hồi thần kinh là phải điều trị quyết đoán ngay lập tức.
Ngừng tim khác với nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim là do lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm sút, tuy nhiên nó có thể gây ra ngừng tim.
Ngừng tim là một trường hợp cấp cứu y khoa, trong những tình huống nhất định bệnh nhân có khả năng hồi phục nếu được điều trị sớm. Ngừng tim bất ngờ có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài phút: được gọi là đột tử tim (SCD).[1] Cấp cứu ngừng tim có thể sử dụng phương pháp khử rung tim (defibrillation) bằng máy sốc điện ngay lập tức, hoặc sử dụng phương pháp hồi sức tim phổi để hỗ trợ tuần hoàn và/hoặc tạo nhịp tim.
Nhồi Máu Cơ Tim Là Gì?
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính mạng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim âý sẽ hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội.[1] Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là “đau tim” (angina).
Suy Tim Là Gì?
Suy tim, thường được dùng để chỉ suy tim mãn, là bệnh xảy ra khi tim mất khả năng bơm hiệu quả để duy trì dòng máu đáp ứng các nhu cầu của cơ thể. Thuật ngữ suy tim sung huyết thường được dùng với ý nghĩa tương tự suy tim mãn. Các triệu chứng thường gồm khó thở, kiệt sức, và phù chân. Triệu chứng khó thở thường nặng hơn khi gắng sức, khi nằm, và về đêm khi ngủ. Thông thường những người bị suy tim gặp giới hạn về sức vận động, ngay cả khi được chăm sóc tốt.
Có nhiều cách phân loại suy tim: theo vùng tim bị ảnh hưởng (suy tim trái, suy tim phải), theo bất thường do co thắt hay giãn nở của tim (suy tim tâm thu, suy tim tâm trương).
Suy tim thường được phân độ theo bảng Phân loại chức năng NYHA (Hội Tim New York).
Tai Biến Mạch Máu Não Là Gì?
Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.
Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do nghẽn / tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.
Ở Việt Nam, hiện tại (2018) hằng năm có khoảng 230.000 ca mới.
Bệnh Tăng Áp Định Hướng Là Gì?
Trong y học, tăng áp hay tăng áp lực có thể là:
Tăng áp lực mạch máu
Cao huyết áp, hay tăng huyết áp – tăng áp lực mạch máu đo được ở động mạch
1. Cao huyết áp thận – tăng huyết áp do bệnh lý thận.
2. Cao huyết áp mạch thận – tăng huyết áp do chèn ép hay tắc nghẽn động mạch thận, còn gọi là hội chứng Goldblatt.
3. Cao huyết áp thai kì, còn gọi là cao huyết áp do mang thai – tăng huyết áp gặp ở phụ nữ mang thai.
4. Cao huyết áp cấp, còn gọi là cao huyết áp ác tính – bệnh lý tăng huyết áp rõ rệt có huyết áp tâm trương tăng rất cao (trên 120mmHg).
Tăng áp phổi – tăng sức cản thành mạch trong vòng tuần hoàn phổi.
Tăng áp cửa – tăng sức cản thành mạch trong hệ cửa ở gan.
Tăng áp lực khác
Tăng áp nội sọ – tăng áp lực bên trong hộp sọ.
Tăng áp bụng – tăng áp lực bên trong ổ bụng.
Tăng nhãn áp – tăng áp lực bên trong nhãn cầu, có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp
Bệnh Viêm Cơ Tim Là Gì?
Viêm cơ tim là tình trạng viêm, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim gây nên do nhiễm trùng, do bệnh mô liên kết, do nhiễm độc hoặc không rõ nguyên nhân. Các quá trình bệnh lý này ảnh hưởng đến cơ tim kèm hoặc không kèm theo triệu chứng toàn thân. Những biểu hiện thường gặp nhất là suy tim, tuy nhiên đôi khi rối loạn nhịp hoặc đột tử là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Nhiễm viruslà nguyên nhân thường gặp nhất của viêm cơ tim.
Bệnh Xơ Vữa Động Mạch Là Gì?
Xơ vữa động mạch là bệnh tác động đến động mạch (cũng như tĩnh mạch nếu nó được phẫu thuật di chuyển đến nơi khác để làm chức năng của động mạch). Về mặt đại thể, nó có biểu hiện là thành mạch máu trở nên “xơ cứng” bởi các sang thương được gọi là mảng xơ vữa phát triển trong thành mạch. Vào giai đoạn muộn, mảng xơ vữa có thể gây hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu trong đó. Nó cũng có thể vỡ ra và trôi theo dòng máu làm tổn thương các mô và cơ quan bên dưới.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%83_lo%E1%BA%A1i:B%E1%BB%87nh_tim_m%E1%BA%A1ch
-
Top 9 Loại trái cây tốt cho tim mạch của bạn nhất
Quả bưởi Bưởi có rất nhiều các chất chống oxi hóa và những chất xơ có thể hòa tan được…
Read More » -
Top 4 Thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn
Thói quen xem tivi quá lâu Việc xem phim quá lâu có thể dẫn đến bệnh tim mạch, tại sao…
Read More » -
Top 8 Công Thức Chăm Sóc Sức Khỏe Từ Saffron
8 CÔNG THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TUYỆT VỜI TỪ NHỤY HOA NGHỆ TÂY(Saffron) Hẳn nhiều người đang rất…
Read More »