Danh Sách Sức Khỏe

Top 9 Thực phẩm tốt nhất cho thai nhi

Bỏng ngô

Đừng vội nghĩ rằng sau khi mang thai thì bạn đành phải nói lời tạm biệt với bỏng ngô thơm ngon nhé. Một nghiên cứu mới nhất của các bác sỹ tại Mỹ cho thấy rằng mẹ bầu ăn bỏng ngô hoàn toàn không hề gây hại mà ngược lại còn bổ sung nhiều selenium và vitamin E cho em bé trong bụng. Cũng giống như các loại ngũ cốc và lúa mạch, bỏng ngô chứa nhiều đường bột, chất xơ và vitamin B, rất tốt cho sự phát triển giai đoạn đầu của bé. Tuy nhiên bạn nên hạn chế sử dụng nước có gas bởi chúng sẽ khiến đầy bụng, ợ hơi, ảnh hưởng đến thai nhi.

Trứng

Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai, các bà mẹ nên ăn nhiều các loại trứng như gà, vịt và đặc biệt là trứng ngỗng. Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều protein và chất sắt có lợi cho việc nuôi dưỡng não của bé. Các bà mẹ có thể luộc trứng chín và ăn kèm thực đơn mỗi ngày như một món ăn nhẹ sẽ rất có lợi cho sức khỏe của bé cũng như sự phát triển ổn định của thai nhi.

Hạt óc chó

Tại các quốc gia phương Tây, hạt óc chó là món ăn quen thuộc của những phụ nữ đang mang thai. Với hàm lượng omega-3 vô cùng cao, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng trong việc hình thành và phát triển não bộ của trẻ. Hạt óc chó có vị thanh, nhạt và béo, dễ dàng ăn và tiêu hóa. Các mẹ bầu có thể xem hạt óc chó như một món ăn vặt có lợi cho quá trình thai nghén của mình mà không lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé rồi nhé.

Khoai lang

Là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và vitamin, khoai lang không chỉ giúp phụ nữ mang thai giảm thiểu khả năng táo bón, nhuận tràng mà còn giúp bé phát triển mạnh khỏe, da thịt cứng cáp ngay từ trong bụng mẹ. Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ nên xem khoai lang như một món ăn vặt hữu ích. Các bác sỹ chuyên khoa sản nhận xét rằng, các mẹ bầu ăn nhiều khoai lang trong thời kỳ mang thai sẽ sinh ra con nặng ký và chắc khỏe hơn những người còn lại. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng khoai lang chính là chị em phụ nữ nên chắc chắn rằng luôn mang theo nước bên mình, việc bị nghẹn trong thời gian ngắn cũng sẽ đe dọa nghiêm trọng đến lượng oxi cung cấp cho thai nhi.

Rau màu xanh đậm

Giống như người trưởng thành, thai nhi cũng luôn cần bổ sung thêm nhiều chất xơ cho cơ thể. Bạn có thể dễ dàng tìm được lượng chất xơ và vitamin dồi dào thông qua các loại rau có màu xanh đậm như cải ngọt, rau muống, xà lách, bông cải xanh,… Trong rau xanh chứa rất nhiều các loại acid amin, chất sắt và vitamin 12 giúp giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi và thiếu máu ở mẹ đang mang thai. 

Quả bơ

Không chỉ là thần dược làm đẹp, quả bơ còn là món ăn vô cùng bổ ích cho những phụ nữ đang mang thai. Ăn nhiều bơ trong giai đoạn thai kỳ sẽ giúp cung cấp nhiều omega-3 cho hệ tim mạch của mẹ và bé. Không chỉ vậy, vitamin và chất béo trong bơ cũng giúp nuôi dưỡng da em bé từ trong bụng mẹ, con sinh ra sẽ không bị tình trạng sạm đen. Những phụ nữ có dấu hiệu rạn nứt da cũng có thể sử dụng dầu bơ để làm mềm bề mặt da và dưỡng ẩm rất hiệu quả.

Cam

Là một loại trái cây chứa nhiều vitamin C, cam được xem như là loại quả giúp bổ sung năng lượng và cải thiện sức đề kháng cực kì tốt. Đối với phụ nữ đang mang thai, các bác sỹ chuyên khoa sản luôn đưa ra lời khuyên nên sử dụng cam nhiều hơn trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Mẹ mang thai uống nước cam mỗi ngày sẽ giúp ổn định lượng nước ối, cung cấp nhiều vitamin và chất sắt cho cơ thể của bé. Bên cạnh đó, các sản phẩm được chế biến từ cam như mứt cam, kẹo, nước ép cũng rất tốt cho những phụ nữ trong thai kỳ.

Đậu

Khi mang thai, để giảm thiểu nguy cơ bị táo bón và trĩ, các mẹ bầu có thể nhờ đến sự hỗ trợ thần kỳ của các loại đậu. Từ lâu, đậu là nguồn tinh bột vô cùng thông dụng đối với các bà nội trợ với nhiều món ăn chế biến đa dạng. Lượng kẽm và acid folic có trong các loại đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình phát triển của thai nhi, giúp bé dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng và cơ thể chắc khỏe.

Cà chua

Người mẹ khi mang thai ăn nhiều cà chua sẽ giúp bé có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh. Cà chua chứa nhiều chất sắt và vitamin C giúp ổn định lượng máu, ngăn chặn tình trạng thiếu máu ở bé và mẹ. Để tránh tình trạng đau bụng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ nên nấu chín cà chua thông qua việc chế biến các món ăn như canh, chiên cùng trứng hoặc sử dụng dưới dạng sinh tố, hạn chế ăn sống trực tiếp.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Close