Danh Sách Tết

Top 6 Căn bệnh thường gặp nhất trong dịp Tết Nguyên Đán – nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh tiểu đường

Nguyên nhân: Đối với người tiểu đường thì dịp Tết đa số các món ăn như: bánh kẹo, mứt, nước ngọt, bia rượu dễ làm cho lượng đường trong máu tăng cao đột biến. 
Cách điều trị: Có những cách điều trị bằng dân gian giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường một cách dễ dàng
Cách 1: Sử dụng giấm ăn kèm với salad hoặc uống trực tiếp trước bữa ăn giúp hỗ trợ trao đổi chất và giúp điều chỉnh lượng glucozơ trong máu hiệu quả.
Cách 2: Nước của thân chuối tiêu: chặt ngang thân cây, khoét một lỗ bên trong rồi lấy nilon quấn chặt lại tránh côn trùng bò vào. Sau 2 tiếng, có nước chuối tiết ra thì dùng nước đó uống. Đây là cách trị bệnh rất hiệu quả và an toàn Nếu người bệnh ở trường hợp nặng thì nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
Cách phòng tránh:
Tránh sử dụng nhiều chất đạm, rượu bia, chất kích thích và đồ ngọt.
Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Đầy hơi

Triệu chứng bệnh  là đầy bụng, khó tiêu, bụng bị cứng và sờ vào thấy đau, ợ chua, buồn nôn, mệt mỏi… 
Nguyên nhân: Dịp Tết là lúc mà chúng ta ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc ngủ ngay sau khi ăn là những nguyên nhân dẫn đến bệnh đầy hơi. 
Cách điều trị: Có nhiều cách chữa đầy bụng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại  nhà như:
Cách 1: Cho 1 muỗng nước cốt chanh + 1 muỗng nước gừng + 1 muỗng mật ong vào một cốc nước ấm uống sau khi ăn.
Cách 2: pha 2 – 3 muỗng giấm táo vào một cốc nước ấm uống sau mỗi bữa ăn cũng rất hiệu quả. 
Cách 3: dùng túi chườm hoặc khăn nóng chườm quanh bụng, mát xa theo chiều kim đồng hồ, thoa một ít dầu nóng lên bụng cũng giảm bớt khó chịu. 
Nếu dùng những cách trên mà không làm giảm khó chịu thì bạn nên đến các hiệu thuốc tây để được tư vấn. 
Cách phòng tránh: Bạn nên ăn ít các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ ngọt. Ăn thật chậm và nhai thật kỹ để dạ dày dễ tiêu hóa và no lâu
Uống nhiều nước: để loại bỏ bớt độc tố do ăn nhiều loại thức ăn không lành mạnh.
Hạn chế uống rượu: uống rượu bia nhiều sẽ rất có hại cho đường tiêu hóa, làm giảm khả năng miễn dịch. 
Vận động nhiều: việc vận động thường xuyên sẽ kích thích đường tiêu hóa giúp dạ dày làm việc tốt hơn. Đặc biệt, cần tránh việc ngủ ngay sau khi ăn.

Cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp

Nguyên nhân: Thời tiết thay đột ngột cùng với không khí ẩm ướt, se lạnh là điều kiện để các vi khuẩn phát triển dễ dẫn đến các bệnh như cảm cúm, sốt, viêm phế quản, viêm xoang,…
Cách điều trị: dùng vài lát gừng chín với nước đường nóng, ăn nhiều súp gà để giảm sốt và giải cảm. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nhân sâm để giúp chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Nghỉ ngơi thật nhiều để tránh cơ thể bị suy nhược. 
Cách phòng tránh: Mặc ấm trong mùa lạnh, không dùng chung khăn mặt với người khác, che miệng khi ho và hắt hơi. 
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhất là mũi và họng. 
Nên ăn các loại gia vị có công dụng giải cảm như gừng và tỏi.

Bệnh dạ dày

Cách phòng tránh: Nhiều món ăn như bánh chưng để lâu, món cay, món chua, bia rượu trong ngày Tết đều là những món ăn không tốt cho người có tiền sử bị đau dạ dày. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không điều độ, thời tiết trở lạnh, thức khuya cũng là nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày hoành hành.
Cách điều trị:
Cách 1: Dùng 3 – 4 quả đu đủ tươi ép lấy nước uống trước khi ăn. 
Cách 2: Khoai tây tươi gọt bỏ vỏ, ép lấy nước và đun sôi lên uống. Mỗi ngày uống 3 lần, một lần khoảng 1 thìa sẽ thấy hiệu quả sau 3 – 4 tuần uống.  
Cách 3: Mật ong và nghệ vàng tươi cũng rất tốt trong việc điều trị bệnh dạ dày. 
Nếu thấy không giảm sau khi thử các cách trên thì bạn nên đến bác sỹ để được khám và tư vấn.
Cách phòng tránh
Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ và khoa học.
Hạn chế dùng các món ăn vị chua, cay và rượu bia, thuốc lá và cafe. 
Không nên ngủ quá khuya và nên ngủ đủ giấc.

Tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy là bệnh rất thường gặp trong những ngày Tết dẫn đến tình trạng đi tiêu nhiều lần kèm theo đau bụng, sốt và mất nước.
Nguyên nhân
Trong những ngày Tết chúng ta thường ăn nhiều thức ăn kỵ nhau hoặc những món ăn bị ô thiu, thức ăn bị nhiễm bẩn, uống quá nhiều rượu bia. Việc ăn uống không hợp lý như vậy là điều kiện để các loại virus gây bệnh xâm nhập cơ thể dẫn đến bệnh.
Ngoài ra, do tâm trạng lo lắng, buồn phiền, nhiễm trùng máu cũng là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy
Cách điều trị
 Ở mức độ nhẹ: có thể chăm sóc tại nhà bằng cách uống oresol, nước cháo muối, nước cơm có muối, nước ấm đun sôi để nguội. 
 Ở mức độ nặng: nếu bệnh tiêu chảy kéo dài từ 2 – 3 ngày thì phải đưa đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời tránh nguy hiểm.  
Cách phòng tránh: ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các món ăn kỵ nhau, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn, hạn chế uống rượu bia và giữ tâm trạng thật thoải mái.

Táo bón

Táo bón là một nỗi vất vả của người bệnh nếu không may gặp phải trong dịp tết.
Triệu chứng của bệnh là làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu, gây đau đớn khi đi đại tiện, chảy máu hậu môn kèm theo mệt mỏi, khó chịu, sụt cân,… Nếu kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh như: nứt kẽ hậu môn, trĩ, viêm ruột, tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn, tăng nguy cơ viêm ruột thừa, sa đại tràng gây nguy hiểm.
Nguyên nhân: ăn uống qua loa, không đủ chất, ăn nhiều chất đạm, ít chất xơ, lười vận động, thói quen đi đại tiện không tốt làm tăng nguy cơ bệnh táo bón. 
Cách điều trị: Điều trị bằng các loại thuốc tây: các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc nhuận tràng Folax, duphalac, các loại thuốc xổ,… Tuy nhiên, tránh lạm dụng thuốc nhiều sẽ dễ gây ra biến chứng. 
Điều trị bằng những bài thuốc dân gian: mồng tơi, khoai lang, rau dền có tác dụng tích cực trong việc điều trị táo bón. Đây là cách điều trị táo bón an toàn tại nhà. Tuy nhiên, chỉ phù hợp cho người ở mức độ nhẹ.
Cách phòng tránh Uống nhiều nước: uống 2 lít nước mỗi ngày, nhất là vào sáng sớm giúp cơ thể loại bỏ các chất cặn bã. 
 Ăn nhiều chất xơ: ăn nhiều hoa quả, rau củ nhiều chất xơ, các loại hạt và các loại tinh bột như cơm, ngô, khoai,…

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Close