Danh Sách Sức Khỏe

Top 9 Thói quen ngủ không tốt cho sức khỏe bạn cần chú ý

Ngủ không đủ giấc

Ngủ không đủ giấc không chỉ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn mà còn chính là “thủ phạm” khiến việc thừa cân ngày càng trầm trọng hơn. Ngủ không đủ giấc còn là nguyên nhân dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ. Giấc ngủ đủ là thời gian phục hồi lại sức lực, dẫn đến giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động và hậu quả tất yếu là giảm tính tích cực trong cuộc sống. Bạn thường có tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi… Đồng thời nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ… Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoàn thiện của hệ thần kinh.

Theo nhiều nhà khoa học việc ngủ ít sẽ dẫn đến viêm cứng lòng mạch máu vì gia tăng hormon gây stress, đường huyết, huyết áp và béo phì, các nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường.

Thức khuya

Hiện nay, thức khuya đang là thói quen của rất nhiều người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngủ sau 23h đêm sẽ làm biến đổi cơ thể, thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến nguy cơ làm hỏng 1 số cơ quan trên cơ thể. Buổi tối – thời điểm để hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại và hồi phục. Nhiều người thường có thói quen thức khuya xem phim hay làm việc, rồi đi ngủ muộn, đồng nghĩa với việc dậy muộn. Nhưng họ không biết rằng, 1 phút ngủ đúng giấc tương đương với hàng chục phút ngủ không đúng giờ. Ngày hôm sau đó, bạn có ngủ bù lại bao lâu đi nữa thì cũng không thể bằng giấc ngủ của tối hôm qua nếu bạn ngủ đúng giờ. Như vậy, vấn đề bạn thức khuya sẽ rất ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Gối quá cao hoặc quá thấp

Một chiếc gối quá cao hay quá thấp đều sẽ ảnh hưởng đến tư thế ngủ, nghĩa là bạn phải trằn trọc, quay ngang quay ngửa để cảm thấy thoải mái nhất. Điều này khiến giấc ngủ bị gián đoạn và gây khó ngủ. Tệ hơn, một chiếc gối không phù hợp sẽ làm căng cơ vai, lưng và cổ, từ đó ảnh hưởng tới dáng dấp, nhịp thở và cả tâm trạng. Gối có thể khiến bạn khó thở và ngáy nhiều khi ngủ, làm cản trở giấc ngủ. Ngủ gối cao hoặc thấp trong thời gian ngắn có thể chỉ gây đau và không thoải mái một chút. Nhưng kéo dài suốt nhiều năm như anh Mã thì muốn hết bệnh, phải tiến hành phẫu thuật mở rộng xương cổ, mổ đốt sống cổ rồi cấy vào một mảnh kim loại nhỏ có tác dụng nâng đỡ cho cột sống cổ để làm giảm triệu chứng chèn ép.

Để đèn khi ngủ

Trong thực tế, ánh sáng nhân tạo từ đèn là một loại áp lực, nếu thường xuyên ngủ trong khi bật đèn như vậy sẽ làm cho chúng ta rối loạn cảm xúc và tâm lý không ổn định. Thời gian ngủ bị ngắn đi, sẽ dẫn đến ngủ không đủ sâu. Hơn nữa, để đèn khi ngủ còn gây ra nhất nhiều nguy hiểm như: bạn sẽ dễ bị cận hơn, dễ béo phì và khó phát triển chiều cao. Vậy nên chúng ta nên tắt đền khi đi ngủ hoặc đi ngủ với đèn ngủ có ánh sáng vừa phải.

Gối đầu tay

Khi ngủ, cho hai tay làm gối, ngoài gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, gây tê tay, đau cơ bắp còn gây áp lực cho cơ bụng. Nếu kéo dài, sẽ gây viêm đường ruột do ruột bị co thắt quá mạnh. Như vậy, việc gối đầu tay khi ngủ rất ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của chính chúng ta.

Đi ngủ khi tức giận

Khi một người đi ngủ mà vẫn đang còn thức giận thì cơn giận sẽ khiến họ tỉnh táo và mất ngủ. Những lúc như vậy thì rất khó để lấy lại bình tĩnh. Mà bình tĩnh là điều rất cần thiết cho một giấc ngủ ngon. Với bất kì lý do gì thì bạn cũng không nên đi ngủ khi đang tức giận, hãy cố gắng để cho bản thân bình tĩnh lại, rồi đi ngủ. Hoặc hạn chế tức giận, những điều không nên để trong lòng, khiến bản thân tức giận thì cho qua vì cảm xúc giận dữ gây rất nhiều hậu quả cho bản thân, cũng như sức khỏe của bạn.

Ăn no trước khi đi ngủ

Khi bạn ăn không đúng thời gian, ví dụ như nửa đêm, thời gian đáng lẽ phải dùng để ngủ, các phần nội tạng có chức năng chuyển hóa như gan sẽ trở nên “hoang mang”. Chúng không được chuẩn bị để làm việc với lượng chất dinh dưỡng bổ sung vào lúc ấy nên chúng sẽ chuyển hóa lượng chất này kém hiệu quả hơn. Điều này sẽ gây tác động lên lượng insulin và đường huyết của bạn khiến cơ thể bạn tích trữ nhiều mỡ hơn khiến cgo bạn ngủ không ngon giấc. Nghiên cứu thực tế từ những người thường ăn khuya như công nhân làm đêm, những người bị Hội chứng Ăn đêm (thường ăn đến 25% lượng thực phẩm hằng ngày sau bữa tối) cho thấy họ có vòng eo trung bình to hơn và số BMI cao hơn so với người ăn theo thời khóa biểu bình thường. Dù những phụ nữ khỏe mạnh ăn đêm, chuyển hóa tinh bột của họ vẫn chậm lại, dung nạp glucose thấp hơn, đốt cháy lượng calo ít hơn trong khi ngủ so với người ăn sớm. Khi ngủ là khi cơ thể cần nghỉ ngơi, nhưng lại phải hoạt động vì bạn vừa ăn no, như vậy rất có hại cho bạn.

Mặc áo lót khi ngủ

Khi ngủ là lúc cơ thể được thư giãn hoàn toàn, không nên có bất kì sự không thoải mái nào ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi. Phụ nữ đi ngủ vẫn mặc áo ngực không những làm cơ thể khó chịu mà còn ảnh hưởng xấu đến vòng 1. Khi mặc áo ngực khi đi ngủ sẽ làm tăng sắc tố đen sạm da. Vì thời gian mặc áo ngực chật kéo dài sẽ gây ra tác động làm đen sạm da, nhất là vùng da bị tiếp xúc với dây áo và móc áo. Hơn nữa, áo ngực cản trở quá trình lưu thông máu. Một chiếc áo ngực thể thao với lực nén ép mạnh có thể ức chế lưu thông máu liên tục, gây đau vùng nhũ hoa. Những chiếc áo ngực, đặc biệt là áo nâng ngực và dây áo có thể siết chặt vào ngực khiến cơ ngực khó phát triển hoặc teo lại, ảnh hưởng đến dây thần kinh cả vùng cánh tay. Như vậy, mặc áo ngực khi đi ngủ vừa ảnh hưởng đến giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Trùm chăn kín mặt

Một số người có thói quen đi ngủ là phải trùm chăn kín đầu để làm ấm cơ thể khi trời trở lạnh như thế này. Thế nhưng, tưởng chừng thói quen này chỉ là một điều gì đó vô cùng bình thường mà hoá ra lại gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là não bộ của bạn. Trùm chăn kín mặt có rất nhiều tác hại như: tăng nguy cơ nghẹt thở, hít thở trong môi trường ô nhiểm, gây ra triệu chứng ngưng thở khi ngủ, gây trở ngại cho giấc ngủ sâu và gây tổn thương não.

Tags
Show More

Related Articles

Trả lời

Close