Danh Sách Ẩm Thực

Bí kíp chế biến tổ yến thơm ngon, không tanh

Dù được đánh giá là món ăn cực kỳ hấp dẫn với hàm lượng chất dinh dưỡng cao cực kỳ tốt cho sức khỏe người sử dụng. Nhưng tổ yến trước cũng như sau khi chưng thường có mùi tanh tự nhiên như lòng trắng trứng gà khiến nhiều người ngại trong việc sử dụng.

Cùng tìm hiểu cách chế biến yến không bị tanh để đảm bảo có một món ăn không chỉ bổ dưỡng mà lại có mùi vị thơm ngon, đủ sức hấp dẫn mọi người nhé.

Tổng Hợp Các Cách Sử Dụng Yến Sào Ngon, Tốt Cho Sức Khỏe

1. Yến chưng

Với những người thường xuyên ăn yến thì có lẽ không còn ai xa lạ với món yến chưng sẵn. Đây là một sản phẩm quen thuộc được bán rất nhiều trên thị trường. Nhưng để tự chưng được một bát yến ngon, không tanh thì phải làm theo cách gì? Có thể kết hợp tổ yến với các nguyên liệu nào?

Theo cả đông y và tây y, yến có hàm lượng dưỡng chất cao, đặc biệt là Protein, Proline, Axit aspartic, Leucine, Tyrosine, Fe, Cu,… rất tốt cho cơ thể. Tuy vậy, bản chất tổ yến lại không có vị, mùi hơi tanh nhẹ nên cần kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo ra một món ăn thơm ngon.

Bí kíp chế biến tổ yến thơm ngon, không tanh 1
Yến chưng là món ăn quen thuộc được yêu thích

Các nguyên liệu thường được kết hợp với tổ yến:

  • Đường phèn: đường phèn không những tăng độ ngon cho món yến mà còn có khả năng hạn chế được tình trạng ho, viêm hong và bổ sung nguồn năng lượng cho cơ thể.
  • Gừng: gừng có thể giảm được mùi tanh của yến đồng thời kích thích tuần hoàn máu, cải thiện hệ tiêu hóa và giải cảm hiệu quả.
  • Đông trùng hạ thảo: trùng thảo có công dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh khí và rất tốt cho tim mạch, khi chưng với yến sẽ tạo ra một món ăn cực kỳ bổ dưỡng.
  • Hạt chia: hạt chia có hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, omega 3-6-9 và chất xơ dồi dào, giúp giảm được nồng độ cholesterol trong máu.
  • Hạt sen: hạt sen có tính bình, thanh, có thể điều trị chứng mất ngủ, khó tiêu, kết hợp với yến sẽ giúp tăng đề kháng cho người đang bị suy nhược cơ thể.
  • Long nhãn: long nhãn có vị ngọt tự nhiên và hỗ trợ an thần, dưỡng huyết khá tốt, nấu cùng với yến sào không những tăng hương vị mà còn cải thiện tinh thần hiệu quả cho người dùng.
  • Saffron: nhụy hoa nghệ tây cũng được xếp vào hàng “thượng phẩm” bởi hàm lượng chất chống oxy hóa cực cao, hỗn hợp yến chưng saffron có khả năng cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Táo đỏ: táo đỏ sẽ tạo vị ngọt tự nhiên cho món yến chưng và đem lại công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là gan.
  • Lá dứa: ngoài mùi thơm đặc trưng, giúp khử tanh cho yến, lá dứa còn có công dụng giảm stress, trừ đờm, tiêu độc và giảm lượng đường trong máu khá tốt.

Hướng dẫn chưng yến:

Chuẩn bị nguyên liệu:
  • 5gr yến tinh chế.
  • 1 thố nhỏ có nắp đậy, 1 nồi hấp để chưng cách thủy.
  • Nguyên liệu kết hợp thùy sở thích (không nên sử dụng quá nhiều nguyên liệu, gây tình trạng dư thừa dưỡng chất, phản tác dụng).
    500ml nước lọc.
Cách chưng yến:
  • Bước 1: Ngâm yến tinh chế trong 1-2 tiếng rồi vớt ra để ráo (với yến thô thì cần nhặt lông và bỏ hết các tạp chất).
  • Bước 2: Xé tơi sợi yến để lúc chưng yến sẽ chín và nở đều.
  • Bước 3: Đổ nước ngập yến và chưng cách thủy với lửa nhỏ trong khoảng 25 phút.
  • Bước 4: Khi yến nở mềm thì thêm các nguyên liệu khác vào thố và chưng khoảng 5 phút nữa.
  • Bước 5: Tắt bếp và để cho yến nguội tự nhiên.
  • Bước 6: Dùng ấm hoặc để lạnh đều rất ngon.

Lưu ý:

  • Các nguyên liệu cần hầm sẵn trước: hạt sen, táo đỏ.
  • Các nguyên liệu có thể chưng từ đầu với yến: gừng, lá dứa.
  • Riêng với saffron thì chỉ cần rắc lên bề mặt yến sau khi tắt bếp – tránh nước quá nóng làm hao hụt các dưỡng chất.

2. Chè yến

Chè yến cũng tương tự như yến chưng nhưng được kết hợp với đa dạng nguyên liệu hơn và có vị ngọt nhẹ. Để có một thố chè yến vừa thơm ngon, bổ dưỡng, bạn có thể tham khảo công thức sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 20gr yến tinh chế (khoảng 2 tai yến nhỏ hoặc 1 tai yến lớn).
  • 1 thố lớn có nắp đậy, 1 nồi hấp để chưng cách thủy.
  • 1.5 lít nước lọc.
  • 10 hạt sen tươi, 1 bạch quả, 4 quả táo tàu.
  • 20gr đường phèn.
Bí kíp chế biến tổ yến thơm ngon, không tanh 2
Công thức nấu chè yến ngon

Cách nấu chè yến:

  • Bước 1: Ngâm yến tinh chế trong 1-2 tiếng rồi vớt ra để ráo (với yến thô thì cần nhặt lông và bỏ hết các tạp chất).
  • Bước 2: Xé tơi các sợi yến để lúc chưng yến sẽ chín và nở đều.
  • Bước 3: Luộc riêng từng loại hạt sen, bạch quả, táo đỏ đến khi chín tới thì vớt ra, để ráo nước.
  • Bước 4: Nấu tan đường phèn với nước lọc rồi lọc sạch cặn bẩn.
  • Bước 5: Đưa toàn bộ nguyên liệu vào thố sạch, chưng cách thủy từ 30 – 40 phút.
  • Bước 6: Để nguội và dùng ấm hoặc lạnh đều được.

3. Cháo yến

Bí kíp chế biến tổ yến thơm ngon, không tanh 3
Cách nấu cháo yến ngon

Thêm yến vào các món cháo cũng là một cách tẩm bổ hiệu quả cho các thành viên. Cách nấu cháo yến rất đơn giản, bạn có thể tham khảo công thức sau:

  • Bước 1: Sơ chế, ngâm yến rồi chưng cách thủy trong 20 phút.
  • Bước 2: Nấu cháo gà/thịt nạc thông thường theo khẩu vị của gia đình.
  • Bước 3: Sau khi món cháo hoàn thành, hãy cho yến đã chưng vào nồi, nấu với lửa nhỏ thêm 5 phút để các nguyên liệu hòa quyện với nhau.
  • Bước 4: Thêm rau hành rồi thưởng thức.

4. Súp yến bồ câu non

Bí kíp chế biến tổ yến thơm ngon, không tanh 4
Súp yến bồ câu non

Súp yến bồ câu non là một món ăn cực kỳ bổ dưỡng và ngon miệng, rất phù hợp để bồi bổ cho người bệnh, người lớn tuổi. Tham khảo công thức nấu:

  • Bước 1: Sơ chế, ngâm yến rồi chưng cách thủy trong 20 phút.
  • Bước 2: Cho bồ câu, cà rốt và hạt sen vào nồi hầm trong 2 tiếng.
  • Bước 3: Thêm tổ yến đã chưng vào nồi và một chút muối vào hầm thêm 5 phút trong lửa nhỏ.
  • Bước 4: Thêm rau hành rồi thưởng thức khi đang nóng.

5. Tổ yến hầm sữa tươi

Với các bé thì tổ yến hầm sữa tươi cũng là một món đổi vị và bổ dưỡng mà bạn có thể sử dụng. Công thức thực hiện:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 5gr yến tinh chế.
  • 500ml sữa tươi không đường.
  • Đường phèn vừa khẩu vị.
Bí kíp chế biến tổ yến thơm ngon, không tanh 5
Tổ yến hầm sữa tươi

Cách hầm tổ yến sữa tươi:

  • Bước 1: Ngâm yến tinh chế trong 1-2 tiếng rồi vớt ra để ráo (với yến thô thì cần nhặt lông và bỏ hết các tạp chất).
  • Bước 2: Xé tơi các sợi yến để lúc chưng yến sẽ chín và nở đều.
  • Bước 3: Chưng cách thủy hỗn hợp yến, sữa tươi và đường phèn trong 30 phút.
  • Bước 4: Để nguội và thưởng thức.

 

Lưu Ý Khi Sử Dụng Yến Sào

Yến là một thực phẩm bổ dưỡng cho cả trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và cả người bệnh. Tuy nhiên, cũng giống với bất kỳ loại thực phẩm nào khác, khi chế biến và bổ sung yến cho cơ thể, cần lưu ý sử dụng cho phù hợp:

  • Yến có giá trị dinh dưỡng lớn và mang tính hàn nên phụ nữ mang thai dưới 3 tháng không nên sử dụng quá nhiều.
  • Trẻ sơ sinh chưa nên ăn yến sào.
  • Không chưng yến trong nhiệt độ quá lớn.
  • Không sử dụng quá nhiều đường (kể cả đường phèn), chúng sẽ làm giảm tác dụng của yến.
  • Không nên kết hợp yến cùng quá nhiều nguyên liệu, bởi quá nhiều dưỡng chất sẽ gây phản tác dụng.
  • Chú ý sử dụng lượng yến vừa đủ trong ngày, quá lạm dụng thì cơ thể sẽ khó hấp thu, dùng ít lại không đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
  • Đặc biệt, cần chọn nguồn yến chất lượng, nguyên chất, không bị pha tạp chất cũng như có xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng.

Bí kíp chế biến tổ yến thơm ngon, không tanh 6

Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng?

Bạn chỉ cần ăn yến sào một lượng nhỏ đều đặn sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn là ăn một lượng nhiều dồn vào một lần. Bạn có thể cân đối liều lượng yến sào theo từng đối tượng cụ thể sau đây:

• Trẻ em: Bé 1 – 3 tuổi chỉ nên dùng 50g/tháng và dùng đều cách ngày. Bé 3 – 10 tuổi có thể ăn yến sào 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày 1 lần khoảng 6-7g/lần.

• Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn yến sào. Phụ nữ mang thai tháng 4 – 7 có thể ăn trung bình 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày khoảng 7g/lần. Phụ nữ mang thai tháng 8 – 9 nên giảm liều lượng 70g/tháng, dùng cách ngày khoảng 5g/lần.

• Người lớn tuổi: Yến sào đặc biệt tốt cho người lớn tuổi, đặc biệt là người già cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật.

Tháng đầu tiên: ăn yến sào mỗi ngày 5g/lần, nên dùng khoảng 150g/tháng.

Tháng thứ hai trở đi: ăn cách ngày 1 lần đều đặn khoảng 6-7g/lần, nên dùng khoảng 100g/tháng.

• Người đau ốm: Người bệnh đang trong giai đoạn điều trị có thể dùng đều đặn mỗi ngày 1 chén yến chưng đường phèn với liều lượng 5g/lần, trung bình dùng khoảng 150g/tháng. Tuy nhiên, yến sào chỉ là thực phẩm bồi bổ sức khỏe chứ hoàn toàn không có chức năng chữa bệnh như “thuốc tiên” như lời đồn thổi.

• Người bình thường: Nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe thì nên ăn yến sào lâu dài và đều đặn 2 lần/tuần với liều lượng khoảng 5g/lần là đủ.

Nếu chế biến yến sào theo cách khác, bạn sẽ khó mà điều chỉnh nhiệt độ. Nhiệt độ cao có thể phá hủy tác dụng của yến sào. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng yến sào như một nguyên liệu của món ăn, bạn vẫn nên chưng cách thủy trước khi cho vào món ăn đã hoàn thành.

Gợi ý thương hiệu yến sào chất lượng:

Trong các thương hiệu yến uy tín hiện nay, Yến Sào Bảo Sơn là một cái tên được nhiều người dùng ưu ái lựa chọn bởi chất lượng cao, sản phẩm đa dạng và mẫu mã sang trọng.

Bí kíp chế biến tổ yến thơm ngon, không tanh 7
Yến sào Bảo Sơn được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng

Tất cả sản phẩm từ yến thô, yến rút lông, yến tinh chế, yến chưng (đủ các loại vị) hay chè yến tươi tại đây đều được sản xuất theo quy trình khép kín, chuẩn an toàn thực phẩm với các cam kết:

 

  • 100% yến nguyên chất, không đôn tăng trọng, không chất tẩy rửa, không chất bảo quản (đã được kiểm nghiệm thành phần với giấy tờ chứng minh rõ ràng).
  • Trực tiếp nuôi yến, thu hoạch và sản xuất, không qua bất kỳ trung gian nào nên có giá tốt hơn các công ty thương mại.
  • Bao bì đóng gói đẹp mắt, tinh tế, phù hợp để làm quà biếu.
  • Có hướng dẫn sử dụng rõ ràng với từng dòng sản phẩm.

Bí kíp chế biến tổ yến thơm ngon, không tanh 8

Đặc biệt, nhờ công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại nên các dòng yến chưng sẵn của Yến Sào Bảo Sơn không chứa chất bảo quản vẫn có hạn sử dụng trong nhiều tuần. Vì thế, đây cũng là một cái tên mà bạn có thể tin tưởng để lựa chọn cho gia đình.

Trên đây là tổng hợp những cách chế biến yến sào ngon, tốt cho sức khỏe. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nấu được những món ăn bổ dưỡng nhất cho người yêu thương!

Nguồn bài: https://topnlist.com/cach-su-dung-yen-sao-thom-ngon-tot-cho-suc-khoe/

Những điểm cần lưu ý khi chế biến yến sào

1. Nước trong thố phải ngập hết lượng yến muốn chưng. Để có đủ nước cho yến nở to, bạn không nên cho nước quá ít khi làm món tổ yến chưng đường phèn. Nhưng tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể tăng giảm lượng nước để tạo ra món ăn đặc hay lỏng theo ý thích. Tuy nhiên, nhất thiết bạn phải chế nước ngập lượng yến có trong thố.

2. Mực nước bên trong thố (bao gồm yến, nước, và các thành phần khác) không nên vượt quá 70-80% (khoảng ¾) chiều cao của thố. Các thành phần bên trong thố sẽ dần dần nở ra khi được đun nóng, lúc đó nước sẽ dâng lên và có thể mang theo một lượng yến trào ra ngoài (nếu nước quá nhiều), như thế sẽ rất lãng phí.

3. Đun với lửa nhỏ và giữ nhiệt độ bên trong thố khoảng 80oC. Yếu tố kích thích phân bào có trong tổ yến hoạt động ở nhiệt độ khoảng 80oC, nó sẽ mất tác dụng nếu nấu tổ yến ở nhiệt độ quá cao hoặc trực tiếp trên lửa. Protein cũng sẽ bị phân hủy trong môi trường có nhiệt độ cao. Do đó, bạn hãy luôn nhớ để lửa nhỏ khi chưng tổ yến và giữ cho nhiệt độ bên trong thố yến luôn ở mức khoảng 80oC.

4. Thời gian chưng yến phải đủ lâu. Nếu bạn muốn thưởng thức món tổ yến chưng đường phèn với hương vị đậm đà, sợi yến có độ dai dai, giòn giòn, bạn có thể nấu trong khoảng thời gian 30 phút, sau đó ủ thêm 10-20 phút nữa, khi ăn sẽ có cảm giác ngon hơn. Nhưng nếu bạn muốn cơ thể có thể hấp thu các dưỡng chất của yến sào một cách tối ưu nhất, bạn nên nấu cho tới khi yến tan ra thành nước (có khi thời gian chưng phải lên đến 4 – 5 giờ).

5. Điều chỉnh nhiệt độ chưng yến cho phù hợp. Nếu không có thời gian nấu yến bằng bếp lửa, bạn có thể dùng thố điện để chưng yến, nhưng đừng quên điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp.

6. Gia tăng hương vị cho bát “tổ yến chưng đường phèn”. Cho thêm một lát gừng mỏng vào món tổ yến chưng đường phèn. Gừng có tác dụng trung hòa tính lạnh của tổ yến, giúp bạn ấm bụng hơn khi ăn. Ngoài ra, gừng còn làm tăng thêm hương vị cho bát yến.

7. Thời điểm cho đường phèn vào tổ yến. Chỉ nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng hoặc khi đã tắt lửa để yến có thể nở to hơn, đồng thời giúp giữ được hương vị nguyên thủy của yến.

8. Cách dùng yến ngon nhất. Món “tổ yến chưng đường phèn” đều rất ngon khi dùng lạnh hoặc nóng. Bạn có thể hâm nóng tổ yến khi ăn nếu muốn, tuy nhiên tuyệt đối không sử dùng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng.

Tags
Show More

Trả lời

Close